Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

Nước Uống Tinh Khiết ARIES Cần Thơ

RƯỢU NẾP SẠCH

RƯỢU NẾP SẠCH Rượu nếp trong Rượu nếp nấu chỉ lấy phần rượu đầu, thì rượu trong veo. Thường một nồi rượu nấu 15kg nếp thì cho ra 8 - 10 lít rượu trong. Rượu nếp này có mùi rất thơm. Nồng độ thường từ 50 độ đến 60 độ. Loại rượu trong veo này chỉ dùng để ngâm động vật tươi như rắn, ngọc dương, ngâm nhân sâm tươi, ... Còn có một loại rượu nếp trong ít hơn, thì chủ lò rượu phải lấy thêm 2 - 3 lít rượu đục, để pha chung, cho nồng độ rượu nhẹ hơn, thường từ 40 độ - 45 độ. Loại rượu này chỉ để nhậu hoặc ngâm các loại thuốc khô, ... Để mua rượu nếp trong sạch, anh chị em cô bác vui lòng gọi điện thoại đặt hàng trước. ThanhV sẽ thu xếp vài đơn hàng, rồi ship đi cùng một chuyến cho tiện. Địa chỉ : Cơ sở sản xuất rượu nếp sạch , Ấp Chánh, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức tỉnh Long An. RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN - ĐẶC SẢN LONG AN CALL :  O78 666 8 368 ( ZALO - VIBER) CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN : 1. Giới thiệu Rượu Đế Gò Đen 2. Nguồn gốc Rượu Đế Gò Đen 3. Địa chỉ bán Rượu Đế Gò Đen 4. Tra

Rượu nếp ngâm trái nhàu khô

CÔNG DỤNG CỦA RƯỢU NẾP GÒ ĐEN NGÂM TRÁI NHÀU KHÔ trái nhàu sắp chín Rượu nếp ngâm trái nhàu khô, là một loại rượu được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay. Thứ nhất là rất rẻ, vì ở đâu cũng có thể tìm mua được. Có khi bà con con cho tặng không lấy tiền. Thứ hai, rượu ngâm nhàu phơi khô, cho vị thơm ngon, nên uống rất dễ. Rượu nếp ngâm trái nhàu không, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp các hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Rượu nếp Gò Đen ngâm trái nhàu khô Để làm nên một hủ rượu nhàu . Trước tiên bạn phải chọn trái nhàu sắp chín, đem cắt lát mỏng phơi thật khô. Sau đó đem nhàu khô xao vàng hạ thổ. Các công đoạn sơ chế đã xong, bạn cho tất cả vào hủ chứa rượu bằng thủy tinh từ 3 lít đến 5 lít. Công đoạn cuối cùng là cho rượu nếp Gò Đen loại đặc sản vào, cho đến khi vừa ngập nhàu khô thì dừng. Kết thúc, bạn đậy kín nắp lại, để từ 100 ngày trở lên là có thể sử dụng được Trái nhàu phơi khô Cách sử dụng rượu nhàu :  Vì đây là rượu thuốc, nên các bạn lưu ý không được lạm dụng qu

CÁCH NHẬN BIẾT RƯỢU KHÔNG CỒN

CÁCH NHẬN BIẾT RƯỢU KHÔNG CỒN Rượu Gò Đen - Đặc sản Theo riêng kinh nghiệm của Văn Thanh, cách trực quan nhất và dễ nhận biết Rượu không cồn, đó là bạn xem trực tiếp chủ lò rượu nấu luôn.  Tức là bạn phải quan sát đủ tất cả bốn công đoạn trong nấu rượu : Nấu, Ủ, Chan, Cất.Từ công đoạn Nấu cơm nếp, đến giai đoạn Ủ men rượu, rồi đến giai đoạn Chan nước, sau đó là giai đoạn chưng Cất rượu, lấy rượu ở công đoạn cuối này, đúng là rượu nguyên chất 100% không hề pha cồn thực phẩm, để làm tăng độ rượu.  Bạn có kinh nghiệm để nhận biết rượu không cồn chưa ? Bạn hãy vui lòng Comment vào Topic này cho bà con cùng học hỏi nhé ! Chỉ cần bạn có tài khoản Gmail là có thể comment, để chia sẻ những hiểu biết về rượu không cồn ở chuyên mục này. Lò Rượu nếp sạch nguyên chất không pha cồn Riêng kinh nghiệm mà Văn Thanh tìm hiểu được về Rượu Cồn, tức là rượu có thể cũng được nấu bằng gạo, tấm, nếp, tuy nhiên, sau khi nấu xong thành phẩm là rượu nguyên chất, thay vì để nguyên thì họ chỉ đư

RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN Miền Tây Việt Nam

RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN - MỸ TỬU MIỀN TÂY VIỆT NAM [ RuouGoDen.Com ]    Rượu Đế Gò Đen, đã xuất hiện từ rất lâu đời, tại vùng đất Gò Đen, thuộc huyện Bến Lức tỉnh Long An. Làng rượu đế gò đen xuất hiện khi nào thì không ai còn nhớ rõ, chỉ biết là vào thời Pháp thuộc. Rượu Gò Đen còn có nhiều tên gọi khác, nghe cũng rất thân thương, trìu mến, mà biết bao thực khách đã ban tặng, như :  Đế Gò Đen, Rượu Đế Gò Đen, Đế Nếp Gò Đen, Rượu Nếp Gò Đen Rượu Đế Gò Đen Gò Đen hay cụ thể là chợ Gò Đen, thuộc địa phận xã Phước Lợi huyện Bến Lức tỉnh Long An. Bao quanh chợ Gò Đen gồm có xã Mỹ Yên và xã Long Hiệp. Nên đây còn được gọi là Làng Nghề Rượu Đế Gò Đen, vì nhân dân của 3 xã này đều nấu Rượu Đế Gò Đen. Còn như các loại rượu nổi tiếng khác của Việt Nam, như : Kim Sơn, Bầu Đá, Phú Lễ ... thì chỉ là một vùng nhỏ nấu rượu truyền thống. Rượu Nếp Gò Đen được nấu từ nguồn nước ngầm tại vùng đất trù phú về sản lượng lúa gạo và đặc biệt là nếp tại vùng đất Long An. Rượu ngon trông rất trong và có

RƯỢU NGHỆ GỪNG và Công Dụng

RƯỢU NGHỆ GỪNG ĐỐI VỚI PHÁI ĐẸP Rượu nghệ gừng có rất nhiều công dụng đối với phụ nữ và phụ nữ sau khi sinh. Đây là những kinh nghiệm được đúc kết trong suốt những năm tháng buôn bán Rượu nếp Gò Đen, mà ThanhV thu thập được. Ban đầu, các chị em điện thoại hỏi thăm để mua rượu nếp, thì mình cứ bán. Khi đến nhà giao thì thấy cái bụng các chế ấy rất to, cũng ngạc nhiên mà thôi lụm tiền thì đi ngay. Sau nhiều lần cứ thế lại tiếp diễn, mình mới mạo muội hỏi đại, thì mới biết, các chế ấy mua để ngâm gừng và nghệ, để thoa sau khi sinh baby. Rượu nghệ Công dụng mà ai cũng biết đó là Rượu nghệ giúp làm trắng làn da, giữ cho làn da của phái đẹp luôn tươi trẻ mãi và không xuất hiện vết nhăn, nhờ tinh chất chống oxi curcumin có trong củ nghệ. Cách làm một hủ rượu gừng nghệ cũng rất đơn giản :  1 kg gừng, cạo gọt vỏ rửa sạch. 1 kg nghệ tươi rửa sạch và gọt vỏ. 5 lít Rượu Nếp Gò Đen nguyên chất. Gừng và nghệ đập nát, cho vào hủ thủy tinh, rồi đổ rượu nếp vào cho đến khi vừa ngập hết

Mua Rượu Nếp ở đâu tại Sài Gòn

MUA RƯỢU NẾP TẠI SÀI GÒN Chưng Cất Rượu Nếp Trong những năm tháng đi giao rượu nếp tại Sài Gòn. Thanh tôi thi thoảng vẫn thấy có những tiệm tạp hóa treo bảng "Rượu Nếp Gò Đen". Trong bụng nghỉ thầm : " Chắc nhà này có bà con hoặc đang làm đại lý bán Rượu nếp đây ! " Trong đầu lại thắc mắc : Nhưng sao khách hàng lại không ghé mua mà lại gọi ThanhV đem Rượu nếp từ Gò Đen Long An lên ?  Nghĩ là làm : Sao anh không mua rượu nếp của tiệm tạp hóa bên cạnh vậy ? - ThanhV hỏi khách mua rượu.  Anh ấy trả lời : Do thấy em đưa hình ảnh chụp em đang nấu cơm nếp, chưng cất rượu nếp, nên anh tin tưởng và an tâm hơn. Chứ mua rượu tại Sài Gòn, sợ họ pha cồn thì uống hại sức khỏe lắm ! - Anh khách mua rượu nếp của VThanh vui vẻ trả lời. Do địa thế của Lò Rượu Nếp Gò Đen của Văn Thanh, cạnh chợ Bình Chánh Sài Gòn. Cho nên khi khách hàng cần mua Rượu, thì Văn Thanh giao hàng tận nơi trong vòng 24h, miễn phí giao hàng luôn. Vì làm ăn uy tín : Nhanh Gọn Lẹ như th

5 Cách giải say Rượu bia nhanh nhất

ĐỂ GIẢI RƯỢU BIA NHANH Trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc, khó ai tránh khỏi có đôi lần phải nhậu rượu bia. Có những người nhậu thì chả ai là đối thủ. Tuy nhiên, vẫn có những người nhậu thật sự là nổi cực hình. Để giải quyết hậu quả của các cuộc vui, c ác ban chỉ cần áp dụng một trong năm cách sau đây, mà ThanhV đã sưu tầm :   RƯỢU TRẮNG NGÂM THUỐC   GIAO HÀNG TẬN NƠI GIÁ RẺ - ĐT : 08.68987936 Cách thứ nhất : Nước ép Cà Chua. Để giải rượu nhanh, chỉ cần lấy nước ép của trái cà chua, pha với một ít muối đường, cùng một cốc nước lọc, sau một thời gian nghỉ ngơi, sẽ không còn cảm giác say rượu. Giải Rượu bằng nước ép cà chua Cách thứ hai : Nước ép Chanh tươi. Cách mà dân nhậu cũng hay giải rượu đó là uống nước ép của trái chanh tươi, pha loãng cùng với nước lọc, có thể thêm một muỗng cà phê đường cho có vị ngọt. Giải rượu bằng nước ép chanh tươi Cách thứ ba : Nước ép Mía đường. Nếu cạnh nhà bạn có xe bán nước mía, thì một cốc nước mía, cũng giúp giải rư

Rượu Trắng

RƯỢU TRẮNG Rượu Trắng Còn có tên gọi khác là Rượu Đế.  Có màu trắng trong hoặc trắng đục như nước vo gạo.  Chắc có người sẽ thắc mắc tại sao lại có tới hai màu khác nhau ? Về công nghệ máy móc thì tôi không bàn đến, vì tôi chỉ biết về cách nấu rượu thủ công truyền thống. Rượu có màu trắng trong, thì đa số ai cũng biết là rượu được cất và để lâu ngày, rượu sẽ trong, thường thì từ bảy ngày đến 15 ngày. Loại rượu này thường có nồng độ từ 30 độ đến 50 độ. Có một loại rượu mà trong ngay từ lúc mới nấu, mà ít ai biết đến, chỉ người trong nghề nấu rượu truyền thống mới biết. Đó là loại rượu có nồng độ rất cao, thường là từ 60 độ đến 70 độ.  Loại rượu trắng trong này thường dùng để ngâm rắn tươi hoặc ngọc dương tươi. Rượu này thường chỉ lấy được từ 5 đến 10 lít đầu tiên trong suốt quá trình chưng cất một mẻ rượu, tùy theo lượng cơm nếp mà chúng ta nấu. Thông thường nấu từ 10 kg nếp chỉ cho được từ 5 lít đến 8 lít rượu trong suốt ngay từ lúc mới nấu. Rượu trắng nhâm nhân sâm

Rượu nếp ngon phải nấu thế này

RƯỢU NẾP NGON GÒ ĐEN Nấu rượu thì chắc nhiều người biết ? Nấu rượu ngon để thực khách uống xong vẫn lưu luyến thì hiện nay, không được mấy lò.  Vì sao ?  Vì kinh tế thị trường, vì chạy theo lợi nhuận. Một phần, vì một số thực khách thích rượu rẻ tiền, nên một số bộ phận người nấu tự ý chìu theo khách hàng. Vô tình, làng nghề của ông cha ta, ngày nay bị mai một thanh danh. Nồi cơm nếp Nhắc đến làng Rượu Đế Gò Đen, thì nhiều người biết danh. Nhưng đa phần là thực khách hiện nay rất e dè để chọn mua rượu tại vùng này. Những lò rượu còn duy trì được cách chưng cất thủ công như : lò của chú Tư Thạch ở ấp Phước Toàn, lò của bác năm Lượm ở ấp 5, lò của bác hai Ngay ở Ấp Chánh ... và còn vài lò xâu trong ruộng đồng xanh bát ngát. (Nấu cơm nếp để ủ men nấu Rượu Nếp Gò Đen) Phương pháp nấu rượu truyền thống từ bao đời ở vùng đất Gò Đen chúng tôi là, nấu nồi cơm nếp thật ngon, ủ men sau 3 ngày sẽ đem chan nước ngầm của dất Gò Đen, ủ đủ thêm 4 ngày sẽ đem đi chưng cất.

RƯỢU Đến Gò Đen ngâm MINH MẠNG THANG

RƯỢU MINH MẠNG THANG Minh Mạng Thang, là bài thuốc quý, mà xưa kia các danh y trong cung đình Huế, thường bào chế cho vua Minh Mạng uống mỗi ngày, để bồi bổ thể lực và sinh lực.  Rượu Minh Mạng Thang Ngày nay, các vị thuốc bao gồm trong bài thuốc ngâm Rượu Minh Mạng Thang, được cải tiến thêm, bao gồm các thảo dược quý hiếm, như : Dâm dương hoắc, Nấm linh chi, Nhục thung dung, Ba kích tím, Kỷ tử, Đỗ trọng, Nhân sâm, Ích chí nhân, Tắc kè đá, Phá cố chỉ, Sao biển, Thổ phục linh, Thỏ tỷ tử, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Xuyên khung, Thục đoạn, Đẳng sâm, Cam thảo, Hạt sen, Ngưu tất, Bạch thược, Bạch truật, Thục bắc, Quế chi, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, Ý dĩ, Mạch môn, Sâm đại hành, Hoài sơn, Táo tàu, Đương quy và Sa sàn tử. Cho dù có là thuốc tiên đi chăng nữa, mà người đàn ông không hấp dẫn phụ nữ thì cũng vậy thôi. Cho nên, thuốc thang cũng chỉ là một phần để bồi bổ thể lực, phần còn lại là do bản thân chúng ta phải tự rèn luyện thêm. Rượu Minh Mạng Thang, sau khi ngâm, là có thể uống

Hèm Rượu luộc Gà ta nhúng cải Bẹ xanh

GÀ TA LUỘC HÈM RƯỢU NẾP CẢI BẸ XANH LÀM CHUA CHỈ 5 PHÚT Nhắc đến Rượu và nước Hèm thì ai cũng biết ! Nhưng các món ăn dân gian rất ngon, được chế biến từ nước Hèm Rượu thì chưa chắc ai cũng được thưởng thức. Hèm Rượu dùng luộc gà ta Nước Hèm Rượu Nếp, là một loại nước có màu trắng đục, được lấy từ nồi rượu nếp, (sau khi đã chưng cất rượu xong). Vị của hèm Rượu Nếp nguyên chất thì rất chua, chua như chanh tươi vậy. Nên nếu không qua pha chế, mà đem luộc gà trực tiếp luôn, món ăn cũng rất chua.  Bà con nông dân chúng tôi thường pha tỉ lệ 2 - 1, tức 2 tô nước lả - 1 tô nước hèm rượu. Rồi nêm nếm thêm ít gia vị như, tiêu, bột nêm, cho nồi nước dùng thêm đậm đà, phù hợp với khẩu vị của từng người. Gà Ta luộc Hèm Rượu Nếp Gò Đen Gà ta thả vườn, sau khi được dí bắt, vắt lông sạch, làm luôn bộ đồ lòng và huyết, chặt từng miếng vừa, cho vào nồi nước hèm, rồi cho vào nồi nước hèm, luộc tầm 15 phút đến 20 phút, sau đó là có thể đem xuống dọn ra bàn tiệc để chiêu đãi bạn bè.

RƯỢU NẾP THAN GÒ ĐEN - ĐẶC SẢN LONG AN

RƯỢU NẾP THAN GÒ ĐEN Rượu Nếp Than Gò Đen - Đặc Sản Long An Nếu có dịp đi qua vùng đất Gò Đen, thuộc địa phận huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thực khách không nên bỏ qua món Rượu Nếp Than của địa danh nổi tiếng Gò Đen. Đây là món rượu được ủ và nấu thủ công từ một loại Nếp Than đặc biệt thơm ngon, m ột loại nếp có màu nâu sậm (giống nếp cẩm của miền bắc). Sau khi nấu cơm nếp chín đều, chín vừa, tức không được khô cũng không được nhão. Người chủ lò rượu sẽ đem ủ với một loại men ngọt trong thời gian từ hai đến 5 ngày đầu, rồi chang vào một loại Rượu đế nếp Gò Đen thơm ngon nhất. Đến sau hơn 20 đến 25 ngày ủ với rượu, mới bắt đầu nhóm bếp củi để nấu cho sôi đều, sau đó đem đi vắt lọc lấy nước cốt, bỏ xác, thế là đã có một mẻ Rượu Nếp Than Gò Đen chính hiệu thơm lừng.  Rượu Nếp Than Gò Đen Long An Ngoài cách nấu như bên trên tôi vừa nêu, cũng có chủ lò Rượu nấu theo ý riêng, tức là họ đem đi xay là có thể chan Rượu Gò Đen vào để uống luôn, chứ không vắt bỏ xác của Nếp Than. Rư

Đặc sản Long An

ĐẶC SẢN LONG AN Đặc sản Lạp Xưởng Tươi ThanhV xin mạo muội giới thiệu vài món ăn của Long An, mà hiện nay được đông đảo bà con thường xuyên ăn. Đó là, Rượu đế Gò Đen, món ăn được yêu thích tiếo theo là Lạp xưởng tươi, ngoài ra còn có Thanh Long ruột đỏ ...    1. RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN : Nói đến đặc sản Long An, ai mà không biết đến món đầu tiên đó là Rượu Đế Gò Đen . Đây là một loại rượu rất nổi tiếng của nhân dân huyện Bến Lức. Mà bao quanh là các xã Long Hiệp, Phước Lợi và Mỹ Yên. Du khách nếu có dịp thưởng thức một lần Rượu Đế Gò Đen, sẽ nhớ mãi cái mùi vị thơm nồng của nếp vùng đất Long A n Rượu Đế Gò Đen 2. LẠP XƯỞNG TƯƠI : Đặc sản thứ hai không kém phần hấp dẫn của tỉnh Long An, đó là Lạp Xưởng tươi, của nhân dân Cần Đước. Đa phần được làm từ thịt heo, tuy nhiên vẫn có số ít thực khách vẫn đặt loại thịt bò (Thịt bò thì giá đắc gấp 3 lần). Giá 1kg lạp xưởng tươi dao động trên dưới 150,000đ. Ngon nhất là đem hấp với nước dừa, cho đến khi cạn nước là dùng rất ngon.

THAM QUAN LÒ RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN LONG AN

THƯỞNG THỨC RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN Rượu Đế Gò Đen Người Việt xem việc uống Rượu như một loại hình nghệ thuật bởi ngoài hương vị thanh cao, nó còn là thước đo giá trị bản thân người thưởng thức. Nếu đỉnh cao của âm nhạc là opera thì thức uống hàn lâm có cồn chính là Rượu Đế. Qua thời gian, Rượu Gò Đen không còn là thức uống xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu, mà trở nên gần gũi với đông đảo người dân Việt. Rượu Đế là thức uống dành cho người sâu lắng, thanh tao. Rượu Đế Gò Đen Uống Rượu Đế Gò Đen đòi hỏi sự từ tốn và am hiểu nhất định. Dù chỉ mới bắt đầu thử Rượu Đế Gò Đen và chưa rõ về từng loại, nhưng ít nhất, bạn cũng không thể uống Rượu Đế Gò Đen từng ly đầy tràn, 100% hết ly này đến ly khác. Đây cũng là lý do tạo sự khác biệt và đẳng cấp cho Rượu Đế Gò Đen. Theo nghiên cứu, người uống Rượu Đế Gò Đen thường ít có xu hướng bạo lực hơn các thức uống có cồn khác. Nghệ thuật uống Rượu Đế Gò Đen đòi hỏi sự chỉn chu, chuẩn mực từ chiếc ly cho đến cách thưởng thức. Khác với n